Khi du học tại Đức các sinh viên có lợi thế là được đi làm thêm với nhiều loại hình công việc. Tuy nhiên Đức là một đất nước của quy tắc, vì vậy mà đừng quên tuân thủ một số lưu ý khi đi làm thêm nhé!
Những lưu ý cho sinh viên khi làm thêm ở Đức
Giấy tờ cần chuẩn bị để đi làm thêm ở Đức
Giấy phép lao động
Theo luật cư trú của Đức thì để làm thêm ở quốc gia này bạn bạn cần phải có giấy phép của Sở Lao động và Sở Ngoại kiều. Nếu muốn số giờ làm việc nhiều hơn so với thời gian quy định thì bạn cần phải báo cho Sở ngoại kiều để xin phép.
===>>> Tham Khảo Thêm: Những lưu ý khi du học điều dưỡng Đức
Mã số thuế và mã hưu trí
Bất kỳ một ai sống và làm việc ở Đức đều cần có mã số thuế. Sau khi bạn đăng ký tạm trú ở Đức sẽ được cung cấp mã số thuế và mã số hưu trí. Trong trường hợp bạn đăng ký được 3 tuần mà vẫn không nhận được mã số thuế bạn có thể lên website của sở thuế chỗ mình ở để được cấp lại. Bạn bắt buộc phải có mã số thuế thì mới mở được tài khoản ngân hàng ở Đức.
Du học tại Đức sinh viên được phép làm thêm bao nhiêu giờ?
Nếu bạn đã là sinh viên của một trường đại học nào đó thì được phép làm thêm tối đa 120 ngày/ năm, không phân biệt những ngày lễ hay ngày thường. Thông thường khi du học tại Đức mỗi sinh viên không được làm quá 20 giờ/ tuần để có thể đảm bảo cho việc học. Những sinh viên đang học dự bị chỉ được phép làm thêm trong kỳ nghỉ. Còn những ai chỉ mới tham gia học tiếng mà chưa nhập học chính thức sẽ không được đi làm thêm.
Với chương trình học nghề ở Đức, vì trong quá trình học đã kết hợp thực hành nên sẽ không được làm thêm quả 10 tiếng/ tuần. Nếu đi làm sinh viên phải khai báo với người sử dụng lao động về công việc của mình. Và chỉ khi được chủ lao động đồng ý thì bạn mới được làm thêm. Bởi việc làm thêm của bạn còn ảnh hưởng đến mức thuế mà chủ lao động phải đóng.
Thu nhập bao nhiêu sẽ phải đóng thuế
Nếu sinh viên có thu nhập dưới 450 euro. Tháng sẽ không phải đóng thuế. Mỗi công việc làm thêm ở Đức sẽ có một mức thu nhập khác nhau. Tuy nhiên từ năm 2021 mức lương tối thiểu được Đức quy định là 9,5 euro/ giờ. Bạn thu nhập nhiều hay ít còn phù thuộc vào trình độ, kiến thức, thị trường việc làm khu vực bạn ở. Những thành phố như Munich hay Hamburg thu nhập trung bình sẽ cao những mức phí sinh hoạt cũng cao.
Nếu bạn làm công việc như phục vụ hay bưng bên bạn có thể được thêm tiền tip từ khách và số tiền đó không bị tính vào tổng thu nhập trong tháng.
Những sinh viên nào có thu nhập nhiều hơn 450 euro/ tháng thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của mình. Ngoài thuế thu nhập sẽ phải trả thêm phí lương hưu, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…

Du học tại Đức được phép làm bao nhiêu công việc một lúc
Ở Đức không có quy định về số lượng công việc mà sinh viên được làm trong cùng một lúc. Nếu du học tại Đức hệ đại học mà làm thêm 1 công việc có thu nhập hàng tháng cao hơn 450 euro thì sẽ được tính thuế theo bậc 1 của người độc thân.
Trong trường hợp bạn làm 2 công việc với tổng thu nhập nhiều hơn 450 euro thì công việc thứ 2 sẽ tính thuế bậc 6( nghĩa là số tiền đóng thuế sẽ nhiều hơn). Đôi khi chủ lao động sẽ phải chịu một nửa tiền thuế, vì vậy bạn cần phải báo với họ về số lượng công việc mà bạn đang làm.
Còn những bạn học nghề thì mức lương trợ cấp trong quá trình học nghề sẽ được tính thuế bậc 1.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề làm thêm khi du học tại Đức. Nếu còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào hãy liên hệ với du học CNO để được giải đáp nhé!