Lịch sử hình thành của chữ Hán

Chữ Hán là chữ viết xuất hiện từ rất lâu đời trên thế giới. Nếu như tìm hiểu về nguồn gốc chữ Hán, bạn sẽ khám phá được rất nhiều điều thú vị cũng những bí ẩn về ngôn ngữ này. Trong bài viết dưới đây, Tiếng Trung CNO sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về chữ Hán, cùng tham khảo ngay nhé!

I. Sơ lược về chữ Hán

Theo một truyền thuyết về nguồn gốc chữ Hán tại Trung Quốc, Hoàng Đế là người sáng tạo ra chữ Hán từ khoảng 4 – 5000 năm trước. Tuy nhiên, ngày nay không còn ai tin rằng đây là nhân vật có thật trong lịch sử nữa.

Ngay đến cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời kỳ Chiến Quốc đưa ra cũng không còn đủ thuyết phục vì chả ai biết Thương Hiệt là ở đời nào. Cho đến những năm gần đây, người ta phát hiện được ở An Dương (Hà Nam) xuất hiện nhiều mu rùa, xương loài vật và cả đồ đồng có khắc chữ trên đó. Các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng đây là chữ viết Trung Hoa ra đời muộn nhất vào thời kỳ nhà Thương (khoảng 1800 trước công nguyên).

Tương tự như một số quốc gia như Ai Cập và các nền văn minh thượng cổ khác, chữ Hán thời kỳ đâu là dạng chữ biểu ý (nét vẽ phác họa vật mà con người muốn nói). Phải cho đến giai đoạn hai, chữ Hán đã có thêm nhiều cách tạo mới như hội ý, giả tá, chuyến chú,…

Tóm tắt, chữ Hán vẫn giữ nguyên tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh mặc dù có áp dụng phép hài thanh.

II. Nguồn gốc chữ Hán ra đời

Nguồn gốc chữ Hán bắt nguồn từ thời xa xưa, khi con người dựa vào khả năng quan sát các đồ vật xung quanh và phác họa lại thành chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Hán tự đã trải qua cả một giai đoạn phát triển rực rỡ.

Cho đến hiện tại, khi tìm hiểu về nguồn gốc chữ Hán, người ta chứng minh rằng, chữ Hán cổ nhất là chữ Giáp Cốt xuất hiện vào thời nhà Ân vào khoảng năm 1600 – 1020 Trước Công Nguyên. Loại chữ viết này được khắc trên các mảnh xương thú vật có hình dạng rất gần với những gì mà con người quan sát được.

Chữ Giáp Cốt

Chữ Hán cổ nhất được cho là chữ Giáp Cốt xuất hiện vào thời nhà Ân khoảng 1600 – 1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ được khắc trên các mảnh xương thú và mai rùa. Các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 15 vạn mảnh xương thú có khoảng 4500 chữ.

Chữ Giáp Cốt rất giống với hình vẽ, nét bút thẳng có thể nhìn vào đó để đoán được ý nghĩa. Nó sử dụng các phương pháp Tượng Hình, chỉ sự, hội ý để cấu tạo chữ và tạo thành những kết cấu từ và những câu đơn giản.

Chữ Kim Văn

Đây là loại chữ chữ được khắc trên đồ kim khí, cụ thể hơn là trên các chuông (chung) và vạc (đỉnh). Chữ Kim văn là bước kế thừa của chữ giáp cốt. Nó được ra đời vào cuối đời nhà Thương, thịnh hành vào đời Tây Chu.Thời này  thịnh hành đồ đồng, nên có rất nhiều bài văn được đúc hoặc khắc trên các đồ đồng. Vì thể loại văn tự này được tìm thấy dưới dạng đúc hoặc khắc trên đồ kim khí nên mới có tên gọi Chữ Kim Văn.

Chữ Triện (Triện Thư)

Chữ Triện (Triện Thư) là thể chữ lưu hành thời Tây Chu (khoảng thế kỉ XI đến năm 771 trc.CN) và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc. Triện thư chia làm hai loại: đại triện và tiểu triện.
Đại triện là thể chữ phát triển từ Kim văn, lưu hành vào thời Tây Chu và có nhiều dị thể ở các nước khác nhau.

Đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất sáu nước và đề ra chính sách thống nhất văn tự tạo ra Tiểu Triện hay Tần Triển. Đây có thể coi là kiểu chữ thống nhất đầu tiên của Trung Quốc. Tiểu triện được sử dụng từ khi nhà Tần thành lập đến khoảng thời Tây Hán, sau đó bi thay thế bởi Lệ thư với lối viết đơn giản hơn.

Chữ Lệ (Lệ Thư)

Lệ thư là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển chữ Hán. Nó đánh dấu việc chữ Hán hoàn toàn trở thành văn tự thực sự với sự ước lệ cao trong hình chữ. Chữ Lệ về cơ bản đã gần giống với chữ Khải ngày nay, tuy nhiên hình chữ hơi bẹt. Loại chữ này có thể chia làm 2 loại: Tần Lệ và Hán Lệ. Tần Lệ còn mang nhiều đặc điểm của chữ Triện. còn Hán Lệ đã hoàn toàn thoát  khỏi triện thư.

Về thời gian ra đời của thể loại chữ này thì theo kết quả khảo cổ gần đây, các nhà khảo cổ tìm được những thẻ tre chép chữ Lệ ở nước Tần thời Chiến quốc. Vì vậy, giới sử học nhận định rằng, khi Tần Thủy Hoàng tiến hành thống nhất văn tự, người ta đã sử dụng song song chữ Lệ và Tiểu triện.

Chữ Khải (Khải Thư)

Khải Thư ra đời vào khoảng đời Hán, hoàn thiện vào đời Ngụy Tấn, phát triển rực rỡ vào đời Đường. Khải Thư thời kì đầu còn có chút xu hướng của chữ Lệ, nhưng cũng rất ít. Khải Thư được xem là bước phát triển hoàn thiện nhất của chữ Hán và lưu truyền đến ngày nay.

Chữ Khải kết cấu chặt chẽ, nét bút chỉnh tề, lại đơn giản dễ viết, vô cùng quy phạm. Phần lớn chữ in trong sách văn bản ngày nay đều thuộc về chữ Khải.

Ngày nay, tại Trung Quốc, chữ Hán giản thể được sử dụng thay thế cho hệ thống chữ phồn thể. Sau cuộc cải cách chữ viết vào hồi tháng 10 năm 1954 đã đơn giản hóa chữ viết để quần chúng nhân dân có thể dễ dàng học viết và xóa mù chữ, thống nhất văn tự trên các khu vực vốn dĩ có nhiều khác biệt bởi điều kiện địa lý và lịch sử.

Trên đây là một số thông tin về  mà Tiếng Trung CNO đã tổng hợp được. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn. 

Thông tin hữu ích dành cho bạn:

Fanpage CNO (cập nhật học bổng nhanh chóng): https://www.facebook.com/CNOEdu/
Nhóm Học Tiếng Trung: https://www.facebook.com/groups/tiengtrungcno.vn
Nhóm Giáo Viên Tiếng Trung: https://www.facebook.com/groups/giaovientt/
Thông tin các trường Đại học: https://cno.edu.vn/tin-tuc-du-hoc/thong-tin-cac-truong/

TIẾNG TRUNG CNO – 熊猫堂汉语教育
Để thành công trở thành không biên giới

X